Nhắc đến Giáng sinh, mọi người nghĩ ngay đến ông già Noel. Hình ảnh ông già Noel mặc áo trắng đỏ, râu dài, dáng vẻ chất phác đã ăn sâu vào lòng người.

Bất cứ khi nào Giáng sinh đến, ông sẽ lái cỗ xe tuần lộc đến các ngôi làng và thị trấn. Ông leo xuống những vòm khói của những ngôi nhà và tặng quà cho trẻ em. Vậy ông già Noel có thực sự tồn tại?

Nguồn gốc của ông già Noel

Nguyên mẫu ông già Noel là Thánh Nicholas. Vào thế kỷ thứ ba sau Công nguyên, ông được sinh ra tại một thị trấn nhỏ ở Thổ Nhĩ Kỳ Patara. Ông xuất thân từ một gia đình Cơ đốc giáo giàu có, nhưng bị mồ côi từ khi còn rất nhỏ.

Cha mẹ đã để lại cho ông một tài sản thừa kế lớn. Vì chịu ảnh hưởng của cha mẹ theo đạo Cơ đốc từ khi còn nhỏ; nên ông đã quyết tâm thực hiện những gì Chúa Giê-su dạy. Ông đã bán đồ đạc của mình để giúp đỡ người nghèo; và dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa.

Khi còn trẻ, ông được biết đến là người bao dung và hào hiệp. Ông được chọn làm giám mục của thành phố Mira. Trong những năm cuối đời, Saint Nicholas tiếp tục thành lập trại trẻ mồ côi ở Mira, để chăm sóc người già, người yếu, bệnh tật và người nghèo.

Nguyên Ông già Noel là Thánh Nicholas

Giám mục Nicholas qua đời tại Mira, vào ngày 6 tháng 12 năm 343 sau Công Nguyên. Sau khi qua đời, ông đã được Giáo hội Công giáo tôn phong là một vị thánh. Vì vậy ngày 6 tháng 12 được chỉ định là ngày của Thánh Nicholas. Các tín đồ Thiên chúa giáo đã học cách của Thánh Nicholas để tặng quà cho những người khó khăn trong ngày này, và nó dần phát triển thành những món quà giữa người thân và bạn bè.

Nguyên mẫu của Ông già Noel là Thánh Nicholas. (Ảnh chụp màn hình SOH)
Nguyên mẫu của Ông già Noel là Thánh Nicholas. (Ảnh chụp màn hình SOH)

Thế kỷ 16, với sự thay đổi của các sự kiện trong nhà thờ Thiên chúa giáo, ngày Thánh Nicholas ở một số nước châu Âu đã biến mất, nhưng Hà Lan vẫn giữ lại ngày Thánh Nicholas.

Vào thế kỷ 17, những người Hà Lan nhập cư đã mang phong tục này đến Hoa Kỳ. Tiếng Hà Lan cho Saint Nicholas là Sinterklaas, trở thành Santa Claus trong tiếng Anh ở Hoa Kỳ, mà bây giờ là từ Santa Claus – hay là ông già Noel.

Santa Claus và Coca-Cola

Chính hãng nước ngọt Coca-Cola đã thực sự cố định hình ảnh ông già Noel, và đẩy nó ra toàn thế giới. Vào những năm 1920 và 1930, để tăng doanh số bán hàng vào mùa đông; Coca-Cola đã vẽ một quảng cáo minh họa về việc ông già Noel uống Coca-Cola.

Họ sử dụng màu “đỏ và trắng” của logo Coca-Cola để thiết kế hình ảnh của Ông già Noel. Kể từ đó, ông già Noel mặc bộ đồ đỏ trắng lan rộng khắp thế giới và trở thành một cái tên quen thuộc.

Ông già Noel mặc đồ màu đỏ trắng đi phát quà cho trẻ em. (Ảnh chụp màn hình SOH)
Ông già Noel mặc đồ màu đỏ trắng đi phát quà cho trẻ em. (Ảnh chụp màn hình SOH)

Nguồn gốc của món quà trong tất

Nhiều câu chuyện ca tụng về cuộc đời của Santa Nicholas, sự hào phóng, và tình yêu thương của ông. Những việc làm này được làm giàu thêm với trí tưởng tượng đầy màu sắc; và được kết hợp thành những truyền thuyết kinh điển.

Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất là câu chuyện “Ông bố nghèo tổ chức cưới cho con gái”:

Thời xa xưa ấy, có một gia đình nghèo với ba cô con gái. Khi các con đến tuổi lấy chồng, ông bố lo lắng lắm vì không đủ tiền chuẩn bị của hồi môn; và cuộc hôn nhân của ba cô bị đình trệ.

Sau khi hay tin, Thánh Nicholas đã trèo lên nóc ngôi nhà nghèo đó trong đêm lạnh giá; và thả tất cả những đồng tiền vàng mang theo từ ống khói vào nhà của gia đình. Những đồng tiền vàng tình cờ rơi và chui vào trong những đôi tất đang được sấy khô bên bếp.

Đây là lý do tại sao trẻ em treo tất chân trước lò sưởi vào dịp lễ Giáng sinh, và chờ ông già Noel để quà vào.

Trẻ em treo tất chân trên lò sưởi vào lễ Giáng sinh và đợi quà của ông già Noel.(Ảnh chụp màn hình SOH)
Trẻ em treo tất chân trên lò sưởi vào lễ Giáng sinh và đợi quà của ông già Noel.(Ảnh chụp màn hình SOH)

Hà Lan là nước tổ chức ngày Thánh Nicholas lớn nhất

Ngày nay, nhiều quốc gia ở Châu Âu như Hà Lan, Bỉ, Pháp, Cộng hòa Séc…sẽ kỷ niệm Ngày Thánh Nicholas vào ngày 6 tháng 12; ở một số quốc gia là ngày 5 tháng 12.

Nước tổ chức ngày Thánh Nicholas lớn nhất là Hà Lan. Trong tâm trí người dân, đây là lễ hội rất quan trọng và đặc trưng của Hà Lan. Vì Thánh Nicholas cũng được tôn kính là vị thánh bảo trợ của trẻ em, nên Ngày lễ Thánh Nicholas cũng là ngày lễ của trẻ em.

Tại Hà Lan, các hoạt động liên quan đến Lễ hội Thánh Nicholas sẽ được tổ chức vào tháng 11 hàng năm. Thánh Nicholas sẽ đi thuyền hơi nước về phía bắc, từ Tây Ban Nha để đến thăm mọi thành phố quan trọng ở Hà Lan.

Lễ hội Thánh Nicholas

Thánh Nicholas sẽ băng qua những con đường chính của thành phố, trên con ngựa trắng Amerigo, tay cầm cuốn sổ đỏ, cây gậy vàng. Ông vẫy tay chào những đứa trẻ đã đợi sẵn hai bên đường. Người trợ lý của ông là Black Peter, mang theo những bao tải đầy kẹo và bánh quy. Trợ lý đi theo Thánh Nicholas, để phát kẹo và bánh quy cho những người bên đường.

Black Peter là sứ giả và là trợ lý của ông già Noel mang lại hạnh phúc cho trẻ em. (Ảnh chụp màn hình SOH)
Black Peter là sứ giả và là trợ lý của ông già Noel mang lại hạnh phúc cho trẻ em (ảnh chụp màn hình SOH).

Black Peter là trợ lý của thánh Nicholas, vì bị hắc lào khắp người nên được gọi là Black Peter. Peter thường mặc trang phục của diễn viên nhào lộn như chú hề; trông rất hài hước và thường chơi khăm.

Black Peter chỉ là một hình ảnh đặc trưng ngày lễ đơn giản và phổ biến; một sứ giả mang lại hạnh phúc cho trẻ em. Hàng năm, có rất nhiều người tự nguyện hóa trang thành Black Peter, để giúp Thánh Nicholas hoàn thành nhiệm vụ. Vẻ ngoài ngộ nghĩnh của anh cũng tô thêm màu sắc cho lễ hội này sinh động hơn.

Theo SOH

Xem thêm: