Luật sư Matas được trao tặng giải thưởng cao quý này vì đóng góp của ông trong cuộc chiến chống lại s vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Trung Quốc. Ông dũng cảm điều tra và công bố các bằng chứng về nạn thu hoạch nội tạng tàn bạo đối với học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số bị áp bức khác của Trung Quốc.

Luật sư và nhà bảo vệ nhân quyền người Canada, David Matas đã trở thành người đầu tiên được trao giải thưởng Nhà lãnh đạo Nhân đạo Toàn cầu của năm; do tổ chức nhân quyền Canada Ủng hộ nhu cầu cấp thiết, giúp đỡ người tị nạn (CSRDN) trao tặng; theo The Epoch Times ngày 11/1.

Nỗ lực chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng tàn bạo của Trung Quốc

CSRDN làm việc với chính phủ Canada để cứu trợ quốc tế và mang lại cơ hội có cuộc sống mới cho những người đang rất sự giúp đỡ. Giải thưởng này được trao cho các cá nhân hoặc tổ chức vì những đóng góp xuất sắc trong việc thúc đẩy giá trị liêm chính, bình đẳng và tôn trọng luật pháp quốc tế.

“Chúng tôi muốn ghi nhận những đóng góp to lớn của ông David Matas trong việc cứu mạng sống và công lý; bằng cách lên tiếng chống lại tội ác khủng khiếp cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc. Giết người để lấy nội tạng là một hành vi tàn bạo và man rợ nhất và cần phải được chấm dứt ”; đồng chủ tịch CSRDN, Tiến sĩ Aliya Khan cho biết trong một thông cáo báo chí ngày 6/1.

Trong nỗ lực chấm dứt sự tàn bạo này ở Trung Quốc; ông Matas đã đồng sáng lập Liên minh Quốc tế chấm dứt lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc (ETAC). Đây là một tổ chức phi lợi nhuận bao gồm các luật sư, học giả, nhà đạo đức, chuyên gia y tế, nhà nghiên cứu; những người ủng hộ nhân quyền.

Chính quyền Trung Quốc cưỡng bức thu hoạch nội tạng các tù nhân lương tâm

Cựu nghị sĩ Edmonton David Kilgour và tiến sĩ Matas đã được đề cử cho Giải thưởng Hòa bình cao quý năm 2010. Giải thưởng này vinh danh những đóng góp của hai ông trong cuộc điều tra dũng cảm về cuộc đàn áp và nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc. Đây là môn tu luyện tinh thần cổ xưa của Phật gia.

“Tôi đánh giá cao giải thưởng. Vì nó công khai những vấn đề mà tôi quan tâm. Nó cũng mang lại sự tín nhiệm cho những vị trí mà tôi đã đảm nhận”; ông Matas nói với The Epoch Times. Năm 2009; báo cáo của hai ông Matas-Kilgour được xuất bản trong cuốn sách: “Thu hoạch đẫm máu: Nạn mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công”.

Bìa cuốn sách Thu hoạch đẫm máu: Nạn mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công của ông Matas.

“Kể từ năm 1999; chính quyền Trung Quốc và các cơ quan của họ ở nhiều nơi trên cả nước, đặc biệt là hệ thống bệnh viện, trại giam giữ và ‘tòa án nhân dân’ đã giết chết một số lượng lớn các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công. Các bộ phận nội tạng quan trọng như thận, gan, giác mạc và tim đã bị thu hoạch cưỡng bức để bán giá cao. Đôi khi nội tạng được bán cho bệnh nhân người nước ngoài; những người phải đợi lâu để được nhận nội tạng hiến tự nguyện và được cấy ghép ở quê nhà ”; báo cáo viết.

Tội ác tàn bạo leo thang của chính quyền Trung Quốc từ học viên Pháp Luân Công cho đến người Duy Ngô Nhĩ

Ông Matas cho biết, đến nay đã 15 năm kể từ báo cáo được công bố; Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn tiếp tục và thậm chí còn đẩy nhanh các hành vi thu hoạch nội tạng tàn bạo.
“Tội ác này đang tăng tốc bởi vì năng lực cấy ghép ở Trung Quốc không ngừng tăng lên. Sự gia tăng rõ rệt do các nguồn nội tạng thay thế bênh cạnh nguồn từ các tù nhân lương tâm”; ông Matas nói.

Tiến sĩ Matas cho biết thêm; mặc dù ĐCSTQ vẫn mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn; nhưng ĐCSTQ tiếp tục tìm kiếm các nguồn nội tạng bổ sung; chẳng hạn như nhóm thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Tại Trung Quốc; ngành công nghiệp thu hoạch nội tạng đã phát triển các công nghệ, chuỗi cung ứng phức tạp và phân phối tinh vi hơn.

“Năm 2006, không có hệ thống phân phối nội tạng trên toàn quốc. Tất cả nội tạng đều được lấy tại địa phương. Điều đó khiến không dễ dàng tiếp cận được những người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương”, ông Matas nói.

Tiến sĩ cho biết, ngày nay công nghệ cấy ghép của Trung Quốc đã phát triển hơn. Nội tạng được thu hoạch có thể tồn tại lâu hơn ở bên ngoài cơ thể so với trước đây. Do đó, nội tạng thu hoạch ở Tân Cương có thể vận chuyển khắp nước này.

Đạo luật Magnitsky trừng phạt thủ phạm vi phạm nhân quyền

Đạo luật chịu trách nhiệm về nhân quyền Magnitsky toàn cầu đã được nghị viện Hoa Kỳ thông qua năm 2012. Đạo luật này được sử dụng để giải quyết vi phạm nhân quyền trên khắp thế giới. Người vi phạm bị trừng phạt có thể bị cấm nhập cảnh vào Mỹ; tài sản của họ có thể bị đóng băng.
Ngày 9/7/2020, Mỹ đã trừng phạt một tổ chức và bốn quan chức chính phủ của Trung Quốc. Họ được cho là đã có hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với nhóm người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Cụ thể, Trưởng đồn cảnh sát Tư Minh, thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Hoàng Nguyên Hùng là người đã thẩm vấn và ngược đãi các học viên Pháp Luân Công. Đối tượng này cũng nằm trong Danh sách các quan chức vi phạm nhân quyền được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố vào ngày 10/12/2020.

Năm 2017, Canada cũng đã ban hành phiên bản Đạo luật Magnitsky. Tuy nhiên, nó chưa được áp dụng để giải quyết bất kỳ vấn đề nhân quyền nào ở Trung Quốc.

Tiến sĩ Matas cho biết, việc áp dụng luật này là một sự động viên đối với các nạn nhân. Điều đó cho thấy chính phủ Canada quan tâm đến những gì đang xảy ra với họ.

“Xác định thủ phạm là một bước để đưa chúng ra trước công lý và khi đã có tội danh thì tội danh đó không thể không bị truy tố. Việc xác định tội danh theo luật Magnitsky là một tín hiệu cho thấy; tội phạm sớm muộn sẽ được đưa ra ánh sáng của công lý”, ông Matas nói.

Các quốc gia, tổ chức quốc cùng bảo vệ nhân quyền

Theo tiến sĩ Matas, việc xác định thủ phạm sẽ răn đe tội ác: “Những người khác sẽ suy nghĩ kỹ để tránh việc họ nằm trong danh sách trừng phạt. Nếu không nêu tên tội phạm thì có thể tác động ngược lại; như thủ phạm vẫn tự do và không phải chịu hậu quả. Đó không phải là một thông điệp mà chúng tôi muốn ”.

Các tổ chức quốc tế, các quốc gia cũng đang tham gia bảo vệ nhân quyền với các luật tương tự. Ngày 7/12/2020, Liên minh Châu Âu đã thông qua dự luật “Trừng phạt Vi phạm Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky”.

Vương quốc AnhÚc cũng đưa ra các dự luật hoặc ban hành luật tương tự Magnitsky.
Mặc dù Đạo luật Magnitsky vẫn chưa được sử dụng để chống lại những thủ phạm mổ cướp nội tạng; nhưng luật tương tự đã được phát triển ở một số quốc gia. Đạo luật Cấy ghép Nội tạng của Đài Loan là một ví dụ. Như vậy, bước đầu việc đưa ra các luật cũng góp phần răn đe những thủ phạm vi phạm nhân quyền. “Tôi khuyến khích mọi người tìm hiểu thông tin và tham gia”, tiến sĩ Matas kết luận.