Dưa chuột giúp bảo vệ thận khỏi bị tổn thương do tích tụ axit uric trong cơ thể, đậu phụ giúp đào thải axit uric, còn trứng làm tăng cường chuyển hóa axit uric.

Mỗi ngày cơ thể tạo ra khoảng 600 mg axit uric, đây là sản phẩm phụ bình thường của quá trình trao đổi chất. Cơ thể bài tiết axit uric với số lượng đủ để đảm bảo rằng những gì còn lại trong máu được cân bằng và sẽ không dẫn đến sự tích tụ axit uric trong cơ thể. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, axit uric vẫn ở trong cơ thể người với nồng độ cao, sẽ gây tăng axit uric trong máu. Một trong những ảnh hưởng của tăng axit uric máu là sự hình thành các tinh thể, có thể lắng đọng trong bàng quang và các khớp. Axit uric có liên quan đến bệnh gút, một căn bệnh rất đau đớn và ngày càng gia tăng. Sự xuất hiện của bệnh gút có thể là dấu hiệu của các bệnh tiềm ẩn khác như hội chứng chuyển hóa, bệnh tim và bệnh thận. 

Nếu bạn không khỏe vì sự tích tụ axit uric quá mức, có thể cần điều trị y tế. Tuy nhiên, điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày là biện pháp hữu hiệu và thiết thực để giảm sự tích tụ axit uric trong cơ thể.

3 loại thực phẩm giúp giảm sự tích tụ axit uric trong cơ thể

1. Dưa chuột 

Dưa chuột rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm nhiều loại vitamin, niacin, caroten, protein và các nguyên tố vi lượng khác nhau; rất hiệu quả trong việc bài trừ độc tố, giúp thông đại tiện, bổ sung vitamin, dưỡng da. 

Dưa chuột hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu và có thể loại bỏ chứng phù nề. Chúng bảo vệ thận khỏi bị tổn thương do tăng axit uric máu, làm giảm lượng đường trong máu, giảm axit uric ở những bệnh nhân được chẩn đoán. Dưa chuột cũng có thể làm giảm cơn đau ở các khớp do bệnh gút gây ra.   

3 loại thực phẩm làm giảm tích tụ axit uric trong cơ thể
Dưa chuột bảo vệ thận khỏi bị tổn thương do axit uric trong máu (ảnh: pixabay).

2. Đậu phụ 

Đậu phụ được làm bằng đậu nành xay. Là một loại thực phẩm giàu protein, nó còn được gọi là “thịt chay”. Chất purin trong đậu có thể gây ra bệnh gút; nên bệnh nhân tăng axit uric máu thường không ăn các sản phẩm chế biến từ đậu. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, chất purine có hại trong đậu phụ bị pha loãng; và thành phần steroid tự nhiên trong đậu phụ có thể giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.

Steroid tự nhiên trong đậu phụ có thể giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể
Steroid tự nhiên trong đậu phụ có thể giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể (ảnh: pixabay).

3. Quả trứng 

Trứng rất bổ dưỡng và chứa một lượng purine thấp. Chúng có thể bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng axit uric máu và tăng cường chuyển hóa axit uric. 

3 loại thực phẩm làm giảm tích tụ axit uric trong cơ thể
Trứng có tác dụng tăng cường chuyển hóa axit uric (ảnh: Pixabay).

Một chế độ ăn có đậu phụ, dưa chuột và trứng có thể làm giảm sự tích tụ axit uric ở bệnh nhân gút; và cung cấp chất dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân tăng acid uric máu, đồng thời mắc các bệnh liên quan đến mạch máu thì nên giảm ăn trứng; vì trứng có thể làm bệnh nặng thêm.    

Theo Nspirement

Xem thêm: