Bước sang tháng 1/2021, nhiều chính sách mới sẽ có hiệu lực như: “Khai tử” dịch vụ đòi nợ thuê; Tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động; Người dân được phép bắn pháo hoa trong dịp lễ Tết, sinh nhật…
- Người Triều Tiên có đức tin bị thử nghiệm vũ khí sinh học
- Khởi tố thêm 13 bị can trong dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
- Các hãng bay nhận vận chuyển đào, mai dịp Tết 2021
“Khai tử” dịch vụ đòi nợ thuê
Theo Điều 6 Luật Đầu tư 2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 sẽ chính thức “khai tử” dịch vụ đòi nợ. Theo đó, các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây bị cấm: Kinh doanh dịch vụ đòi nợ; Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người (bổ sung việc cấm mua, bán xác, bào thai người); Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; Kinh doanh pháo nổ…
Tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định mới về tuổi nghỉ hưu đối với người lao động. Theo đó, tại Điều 169 Bộ luật này quy định: Năm 2021, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường với lao động nam là đủ 60 tuổi 03 tháng, lao động nữ là đủ 55 tuổi 04 tháng.
Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Người dân được phép bắn pháo hoa trong dịp lễ Tết, sinh nhật
Theo nghị định 137 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo từ 11/1/2021 khi Nghị định này có hiệu lực, người dân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (đủ 18 tuổi, không mắc bệnh tâm thần…) được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp như Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương… Tuy nhiên, khi sử dụng chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được Bộ Quốc phòng cấp phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Đồng thời, Nghị định cũng giải thích rõ, pháo hoa khác với pháo hoa nổ. Loại pháo hoa người dân được sử dụng là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp… tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian nhưng không gây ra tiếng nổ.
Tăng thời gian làm thêm theo tháng lên 40 giờ
Bộ luật Lao động sửa đổi vẫn giữ nguyên thời giờ làm việc bình thường như quy định của Bộ luật năm 2012, đồng thời, không tăng thời giờ làm thêm trong năm.
Bộ luật quy định bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong một ngày. Nếu áp dụng thời giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng; không quá 200 giờ/năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ/năm.
Điểm mới của Bộ luật sửa đổi nằm ở thời gian làm thêm giờ. Theo đó, số giờ làm thêm trong tháng tăng lên 40 giờ thay vì 30 giờ như trước đây.
Kính mời quý độc giả đăng ký theo dõi tin tức cập nhật của MUCNews tại: