Cúng dường trong truyện cổ Phật gia cho thấy cách Đức Phật đối xử với người tốt với mình vì danh lợi, tài vật thế nào?

Trong xã hội ngày nay, một số người đặc biệt sùng bái kim tiền, từ đó cách đối xử giữa người với người cũng dựa trên tài phú mà quyết định. Vì vậy, trong các mối quan hệ bạn học, đồng nghiệp, hay người thân, đều có thể thấy những tình huống kiểu giậu đổ bìm leo, hoặc a dua nịnh hót.

Những câu chuyện cổ dưới đây có thể đưa tới cho chúng ta bài học quý giá.

Người có thật sự đối xử tốt với ta?

Bồ Tát Mã Minh đề cập đến chuyện mà ông từng nghe: Trong thôn Bác La Hu La của nước Trúc Xoa Thi La, có một vị thương nhân gọi là Xưng Già Bạt Tra. Anh ta vốn là con trai của một trưởng giả giàu có. Về sau vì gia đạo sa sút, anh lâm vào cảnh nghèo túng quẫn bách. Những người thân thích vì thế mà coi thường anh, không thèm ngó ngàng đến.

Anh ôm lòng sầu não rời quê hương, theo một nhóm bạn đến nước Đại Tần. Trải qua nhiều năm, anh kiếm được rất nhiều tiền tài bảo vật. Anh quyết định quay về quê cũ. Khi họ hàng ở quê nhà biết được tin này, họ bày biện đồ ăn thức uống, hoa thơm và tổ chức ca múa ở bên đường để nghênh đón anh ta.

Xưng Già Bạt Tra khi ra đi còn trẻ tuổi. Giờ đây, khi trở về, ông đã thành lão niên. Họ hàng không ai còn nhận ra ông. Ông cải trang đi ở phía trước nhóm bạn. Những người thân thích đến nghênh tiếp, hỏi ông: “Xưng Già Bạt Tra ở đâu?” Xưng Già Bạt Tra trả lời: “Ông ta ở phía sau.”

Vì thế những người họ hàng đến giữa đoàn người lại hỏi: “Xưng Già Bạt Tra ở đâu?”.

Những người bạn của ông đáp: “Người đi phía trước chính là Xưng Già Bạt Tra!”

Những người thân thích quay lại trước mặt Xưng Già Bạt Tra. Họ nói với ông: “Ông chính là Xưng Già Bạt Tra; vì sao vừa rồi lại nói với chúng ta rằng ông đi ở phía sau?”

Đối xử tốt chỉ vì tài vật

Xưng Già Bạt Tra nói với những người thân thích: “Xưng Già Bạt Tra cũng không phải tôi đây, mà là tài vật trên lưng lạc đà và lừa trong đoàn. Vì sao nói như vậy? Quá khứ các vị khinh thường tôi, không nói chuyện với tôi. Bây giờ các vị nghe nói tôi có tiền của mang về, nên các vị mới đến đón tiếp tôi. Cho nên tôi nói Xưng Già Bạt Tra là tài vật trên lưng gia súc ở phía sau.”

Những người thân thích hỏi: “Ông nói vậy có ý gì? Chúng tôi không hiểu.”

Xưng Già Bạt Tra trả lời: “Lúc bần cùng tôi đến tìm các vị, các vị không hề để ý tới tôi. Bây giờ thấy tôi mang nhiều tài sản về, bèn tới đón tiếp tôi. Cho nên các vị là vì tài vật mà đến, không phải vì tôi mà đến.”

Cúng dường trong truyện cổ Phật gia

Một câu chuyện khác được kể lại trong Phật gia cũng để lại những ý vị sâu sắc.

Khi Đức Phật tu thành đắc đạo, thì không ít người, thiên, quỷ thần và chư long vương…đều đến cúng dường. Đức Phật biết họ không phải là cúng dường Phật thân, mà là cúng dường công đức thành Phật. Phật có thể quan sát được tất thảy, biết chúng sinh cúng dường chính là công đức thành Phật, mà không phải cúng dường Phật thân. Bởi vậy, Phật mặc dù nhận tất cả cúng dường của chư thiên, người…mà trong lòng cũng không động tâm.

Như kể rằng: “Nhân Thiên A-tu-la, Dạ-xoa Càn-thát-bà, các kiểu chúng sinh vậy, đều bày biện cúng dường. Phật không tâm hoan hỉ, hoàn thiện xét nguyên nhân, là cúng các công đức, không phải cúng thân mình. Như Xưng Già Bạt Tra, chỉ cho người quyến thuộc, nói mình ở phía sau, cũng là việc như vậy.” (Điển cố trích từ: “Đại trang nghiêm luận ・ Quyển thứ mười lăm)

Lời bàn

“Đạt Ma nhị nhập tứ hạnh quán” nói: “Được mất từ duyên, tâm không tăng giảm, vui vẻ bất động, ngầm theo với đạo.” Thiện quả có được hôm nay, thực ra có nguồn gốc từ nhân thiện gieo trong quá khứ. Nếu có thể phù hợp với đạo, thì sẽ không bị tán dương, cung dưỡng ở bên ngoài làm cho mê hoặc mà sinh tâm ngạo mạn. Học Phật thiện quan sát, tâm niệm này bất động, thời khắc đều làm chủ mình, tâm thanh tịnh, mới là cúng dường thực sự.

Theo Secret China

Xem thêm: