Từng là một kinh đô nổi tiếng giàu có, phồn hoa, chỉ sau một đêm, Pompeii bị xoá khỏi bản đồ thế giới. Nguyên nhân nào khiến nơi đây phát triển nhanh chóng và cũng sớm sụp đổ?

Sự diệt vong của kinh đô tửu sắc Pompeii

Núi lửa Vesurius phun trào xoá sổ thành Pompeii (ảnh chụp màn hình: Ngẫm radio)

Người Pompeii nổi tiếng với một câu nói: “Hãy tận hưởng cuộc sống đi, ngày mai khó mà đoán trước”. Nhưng họ có nằm mơ cũng không ngờ được rằng “ngày mai khó đoán” ấy lại đến nhanh như vậy.

Pompeii được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên (TCN), bắt đầu chỉ là một làng chài nhỏ nằm dưới chân núi Vesurius. Năm 89 TCN, nó rơi vào tay của người La Mã. Trong vài thập kỉ, nó nhanh chóng phát triển thành một thành phố nổi tiếng nhờ vị trí thông thương vô cùng thuận lợi.

Sự giàu có hoa lệ của Pompeii

Sự thịnh vượng sầm uất của thành phố Pompeii (ảnh cắt ghép: internet).

Kiểu khí hậu vùng ven biển quanh năm tận hưởng sự ấm áp của ánh nắng mặt trời giúp Pompeii sớm trở thành nơi sinh sống lí tưởng cho những người giàu có, quyền quý. Họ đến đây xây dựng biệt thự, phát triển những khu vui chơi, nghỉ dưỡng.

Những tàn tích khai quật cho thấy thành Pompeii có đầy đủ cơ sở hạ tầng hoàn thiện và tiên tiến. Công trình thuỷ lợi hiện đại với những đường ống cấp thoát nước chôn ngầm dưới mặt đất. Nhà vệ sinh thiết kế kiểu xối nước, chất thải được thoát khỏi thành phố nhờ ống cống làm bằng sứ.

Đường phố ở Pompeii rất rộng và bằng phẳng, hầu hết được lát đá sạch sẽ. Hai bên đường có những cửa hàng tiện lợi, những xưởng thủ công mỹ nghệ cũng rất nhiều. Những toà nhà hai tầng rộng lớn ở Pompeii được các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể là các trung tâm thương mại. Ở đó bày bán tơ lụa, đá quý, rượu vang,… các mặt hàng đều rất phong phú.

Pompeii có 3 nhà tắm công cộng, kết hợp suối nước nóng tự nhiên đặc biệt rộng lớn. Đây là nơi xã giao, đàm phán, kinh doanh cho tầng lớp thượng lưu, tài phiệt.

Nhà tắm được thiết kế cầu kì, sang trọng, những bức bích hoạ, điêu khắc có ở khắp mọi nơi. Bồn tắm làm bằng đá cẩm thạch, có phòng thay đồ và phòng mát – xa. Xem ra không khác nào nơi hưởng thụ của các đại gia thời hiện đại.

Đời sống xa hoa phung phí của người dân Pompeii

Mộ bữa tiệc xa xỉ của người giàu có quyền thế tại thành Pompeii (ảnh chụp màn hình: thegioibian).

Người dân Pompeii chạy theo lối sống xa hoa. Họ coi trọng ăn uống, ưa tìm kiếm cao lương mỹ vị để thưởng thức. Thực đơn của họ có những món ăn lạ đến từ nhiều vùng miền khác nhau như: lưỡi cò, gan chim, nhím biển tây Ban Nha, hươu cao cổ Bắc Phi, hồng hạc Địa Trung hải…

Người ta khai quật ở Pompeii được một loại đồ chăn nuôi sóc chuột với những rãnh xoắn ốc. Con sóc chuột được vỗ béo bằng các loại hạt, sau đó được mang đi làm thịt. Các rãnh xoắn ốc được thiết kế đặc biệt có thể khiến vật nuôi phải hoạt động nhiều hơn, chúng sẽ nhanh đói và ăn nhiều hơn.

Trong biệt thự của người giàu có, họ tự trồng nho, ủ rượu. Thời đó “nằm ăn” là sự thể hiện của địa vị và giàu có. Đến bữa ăn, họ nằm trên 1 chiếc sập bằng đá cẩm thạch có lót đệm êm, chống một tay lên để lấy thức ăn được đặt trên chiếc bàn qua những dụng cụ ăn uống hào nhoáng.

Trẻ em và những người có địa vị thấp hơn thì ngồi ăn. Nô lệ thì đứng để hầu hạ.

Lối sống ăn chơi, dâm loạn, truỵ lạc

Cuộc sống ăn chơi truỵ lạc của người dân thành Pompeii (Ảnh ghép: WolfgangRieger, Wikipedia).

Để thể hiện sự giàu có, họ gắp đồ ăn lên, vừa cắn mấy miếng đã quăng đi. Khi quá no không thể ăn tiếp, họ tìm cách để nôn ra để ăn thêm. Họ cho lươn biển ăn thịt những nô lệ vừa bị giết, vì họ cho rằng như vậy thịt lươn sẽ ngon hơn. 

Các nhà khảo cổ tìm thấy số lượng lớn các hiện vật khiêu dâm, những bức hoạ gợi tình, những tác phẩm điêu khắc, đồ thủ công mỹ nghệ dâm dục. Chúng có ở khắp mọi nơi trong thành Pompeii. Thậm chí còn có những bức tượng người và thú giao hợp. Những đồ vật thông dụng như li rượu, đèn đường, tiền tệ cũng được trang trí với khiếu thẩm mỹ đồi truỵ.

Phòng tắm công cộng có cả phòng tắm chung cho cả nam nữ. Có đến 25 nhà thổ để mọi người tuỳ ý đến mua vui. Ở Pompeii ngay cả những đứa trẻ cũng mắc bệnh giang mai.

“Kiếm tiền là niềm vui” là câu khẩu hiệu được vẽ trên tường các cửa hàng. Người dân Pompeii cũng coi kiếm tiền là mục đích và phương châm sống là hưởng thụ. 

Trên ly rượu khai quật được có ghi dòng chữ: “Rượu vang và phụ nữ là những thứ huỷ hoại chúng ta, nhưng ngoài những thứ đó ra cuộc sống còn có ý nghĩa gì”

Thú vui chết chóc, man rợ

Đấu trường Pompeii nơi diễn ra những cảnh chém giết kinh hoàng dành cho tội nhân và nô lệ (ảnh cắt ghép: tintuc.vn).

Ngoài ham mê sắc dục, người Pompeii còn yêu thích bạo lực. Họ xây đấu trường có sức chứa hơn 10 nghìn người. Nơi đây được xây dựng sớm hơn 50 năm so với đấu trường nổi tiếng ở La Mã. Đấu trường không phải để thi đấu thể thao, rèn luyện sức khoẻ. Nó là để tổ chức những cuộc giao tranh 1 sống 1 còn giữa những người nô lệ và tội nhân, ngập tràn những cảnh giết chóc với những con thú hoang dã hung dữ. Họ chỉ coi những màn trình diễn tàn bạo đẫm máu như là một thú vui rất bình thường nên được diễn ra hàng ngày.

Dường như họ không thấy việc ngược đãi nô lệ là một tội lỗi. Nô lệ không có tư cách pháp nhân, chỉ là một thứ hàng hoá có thể giao dịch qua tay những người giàu có. Thị trường buôn bán nô lệ cũng rất nhộn nhịp như thể rao bán gia súc.

Ở Pompeii họ cũng xây cất những đền thờ, nhưng qua những hiện vật khai quật được cho thấy, người dân nơi này coi trọng sự hưởng thụ vật chất hơn là văn hoá văn minh tinh thần. Với họ “không có gì là mãi mãi”, họ sẽ hưởng thụ cho đến hơi thở cuối cùng.

Cơn thịnh nộ của núi lửa Vesurius khiến tất cả nhanh chóng chấm dứt

Người đời sau cho rằng người dân Pompeii đã phạm phải 8 tội lớn: ngạo mạn, tham lam, dâm dục, bạo lực, phàm ăn, đố kỵ và lười biếng.

Khi người dân coi trọng dâm dục và bạo lực thì đạo đức không còn tồn tại. Với nhiều, người sự trừng phạt cho họ là điều không thể tránh khỏi.

Vào ngày 8/2/62 sau công nguyên, Pompeii hứng chịu một trận động đất mạnh làm nhiều toà nhà bị sụp đổ. Tuy nhiên, người dân Pompeeii vẫn tiếp tục xây dựng thành phố với những nhà tắm sang trọng, những nhà thổ phục vụ cho thói ăn chơi vô hạn độ. Người giàu tiếp tục theo đuổi cuộc sống xa hoa, các thương nhân tiếp tục lên kế hoạch kiếm tiền.

Họ không quan tâm đến dấu hiệu cho biết cơn thịnh nộ của thiên nhiên sắp đổ lên đầu toàn bộ người dân trong thành.

Con người và cảnh vật như hoá đá tại chỗ (ảnh chụp màn hình: Nguoinoitieng).

Cảnh báo đã sớm xuất hiện nhưng hầu như không ai quan tâm

Và chuyện gì cần phải đến cũng đã đến, ngày 24/8/79 SCN, núi lửa Vesuvius ở bờ biển phía đông nằm cách thành Pompeii cổ đại khoảng 10km vốn đang ngủ yên suốt 800 năm thì đột nhiên tỉnh dậy phun trào dữ dội.

Mới đây những nhà khoa học đã nghiên cứu một cách kĩ lưỡng mẫu vật từ xương và răng của người Pompeii. Kết quả cho thấy họ đóng băng ngay lập tức ở nhiệt độ lên tới 5000°C. Nhiều người trên gương mặt của họ không kịp thể hiện sự sợ hãi hay đau đớn.

10 tỷ tấn nham thạch phun lên trời và đổ dội xuống, tro bụi cuồn cuộn bao phủ, chỉ trong mười mấy tiếng, các con phố xa hoa mỹ lệ chỉ trong nháy mắt đã đông cứng thành đá.

Một người dân đã viết vội lên tường như lời trăn trối cuối cùng: “đây là một thành phố tội ác đáng chết”.

Một người dân đã viết vội lên tường như lời trăn trối cuối cùng: “đây là một thành phố tội ác đáng chết” (ảnh chụp màn hình: Ngẫm radio).

Bài học cảnh tỉnh cho hậu thế

Vào thời khắc cuối cùng ấy, mọi sự hối hận đều là đã muộn màng. Nhưng con người hiện đại thì dường như họ không nhìn thấy quả báo nhãn tiền ấy. Chính phủ Italya đã cho mở khu di tích Pompeii với mục đích phục vụ khách du lịch. Họ coi nguyên nhân gây ra thảm hoạ ngày nào là cơ hội để kinh doanh béo bở. 

Một số người mang danh “nghệ sĩ” đã dựa câu chuyện đáng hổ thẹn của nhân loại để viết nên những ca khúc ca ngợi lối ăn chơi truỵ lạc. Với họ sự phóng túng tình dục của người dân Pompeii là một “vẻ đẹp”. Chỉ có thể nói rằng, khi đạo đức con người xuống dốc thì sự cảm thụ về cái gọi là “đẹp” cũng biến chất.

Mọi thảm hoạ thiên nhiên không phải là ngẫu nhiên. Khi con người sống trái tự nhiên, truy cầu lạc thú, không nghe theo lời răn dạy của những bậc hiền triết thì quả báo đến họ sẽ phải gánh chịu. Con người ngày nay nếu chẳng tỉnh ngộ trước những bài học vốn đã quá sáng tỏ, chúng ta lại đi theo vết xe đổ của cổ nhân. Như vậy, một ngày nào đó rất có thể thảm kịch sẽ lặp lại.

Chính phủ cho phép kinh doanh du lịch ở thành cổ Pompeii (ảnh: Khám Phá Bí Ẩn).

Lời cảnh tỉnh của các khoa học gia

Một số nhà khoa học cũng suy đoán rằng con người đang tiến vào thời kỳ đại tuyệt chủng lần thứ 6. Điều đáng nói, 5 lần đại tuyệt chủng trước đều bắt nguồn từ thảm hoạ thiên nhiên như: núi lửa phun, băng hà, động đất tách các bản khối lục địa, đại hồng thuỷ, thiên thạch đâm vào trái đất; riêng lần thứ 6 đang âm thầm diễn ra này, thì thủ phạm chính là con người.

Cựu tổng giám đốc Liên minh quốc tế bảo vệ thiên nhiên- giáo sư Gerardo nhấn mạnh: “đó hoàn toàn là lỗi của chúng ta”

Sự sụp đổ qua những lời tiên tri

Ngoài nhận định của các nhà khoa học, các nhà tiên tri trong quá khứ cũng đã đưa ra dự ngôn về thời kỳ này như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nostradamus, Lưu Bá Ôn,… Trong tương lai gần, khi đạo đức con người trở nên bại hoại thì “ngày tận thế”, “ngày phán xét” sẽ xảy đến.

Lật lại cổ thư, trong “Cứu kiếp bia văn” của Lưu Bá Ôn triều Minh, ông đã miêu tả tường tận tình huống của các loại tai nạn ngày nay. Đặc biệt, ông có nói về đại nạn dịch bệnh sẽ lấy đi sinh mạng của nhiều người.

“Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, Kẻ giàu một vạn lưu hai ba.

Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, Nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền.

Bình địa không có ngũ cốc trồng, Cẩn phòng tứ phương tuyệt khói người.

Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, Nên xem giữa cửu Đông tháng Mười”.

Vừa trùng khớp với mùa đông tháng 10 năm 2019, đại dịch Covid-19 diễn ra đã khiến hàng trăm triệu người mắc bệnh và hàng triệu người chết trên khắp thế giới.

Mọi nỗ lực của các nhà nghiên cứu gần như suy sụp khi vắc-xin vừa cho ra thì vi-rút lại tự nó biến đổi. Phải chăng thời đại kiếp nạn của nhân loại đã và đang đến rất gần?

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã khiến hàng triệu người mất mạng (ảnh: intrenet).

Giữ gìn thiện niệm, ước thúc đạo đức: Lối thoát cho con người hiện đại

Những đại thảm hoạ trong quá khứ đều có nguyên nhân sâu xa từ sự băng hoại của đạo đức con người. Với thói ăn chơi phung phí, xa đoạ, lối sống dâm dục không cần biết ngày mai của người Pompeii là một minh chứng cụ thể cho sự diệt vong của họ. Như vậy, nhân phẩm cũng là một điều kiện để con người được lưu lại.

Nói về đại hồng thuỷ, kinh thánh có đoạn: “khi loài người càng sinh sôi nhiều thì họ càng phạm tội đến mức không thẻ cứu chữa”. Bởi vậy Đức Chúa Trời đã quyết định huỷ diệt tất cả bằng một trận đại hồng thuỷ. Tuy nhiên, Ngài nhận thấy ông già Noal là người công chính nên không nỡ huỷ diệt ông.

Trước khi cho nước vùi lấp tất cả, ngài bày cho Noal cách làm một con thuyền khổng lồ có thể chứa các loài vật trên đất và gia đình ông vượt qua đại nạn.

Trên khắp các nền văn minh, các tích cổ đều nói rằng, thảm hoạ sẽ chừa những người lương thiện chân chính, coi trọng trời đất, thần linh. Vào thời khắc cuối cùng họ sẽ được Thần Phật bảo hộ. Như vậy, để tự cứu lấy mình, chúng ta nhất định phải ước thúc đạo đức.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “ở hiền gặp lành”. Con người nếu quay về với văn hoá tín phụng Thần, lưu giữ thiện niệm trong tâm; biết đâu tương lai sẽ có cơ hội được cứu vớt.

Nhiều người tin rằng tín Thầ, sống lương thiện thì họ sẽ được bình an (ảnh: Chanhkien).

Có thể bạn quan tâm: