Thế giới muôn màu muôn vẻ. Màu sắc cũng là một phần trong cuộc sống. Đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím, có màu, không màu luôn đồng hành cùng con người. Từ xa xưa, màu sắc đã là một loại văn hóa. Nó có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực, ảnh hưởng lên tinh thần con người ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.

Ăn uống và màu sắc mỗi người là khác nhau. Các tổ chức y tế kiểm tra chứng trầm cảm, thông qua cảm giác đầu tiên hoặc sở thích của con người đối với màu sắc. Nhận thức về các màu sắc khác nhau, cũng liên quan chặt chẽ đến tính cách của một người.

Ví dụ, khi ai đó cảm thấy thoải mái với các cung bậc xám trên vòng tròn sắc độ; điều đó có khả năng liên quan đến chứng trầm cảm. Vì màu này là sự yêu thích của những bệnh nhân trầm cảm.

Hai bức tranh cổ chữa bệnh cho Hoàng đế Tùy Dương

Sự ảnh hưởng của màu sắc lên con người được phát hiện từ thời cổ đại. Theo số liệu lịch sử, trong triều đại nhà Tùy, hoàng đế Tùy Dương làm nên nhiều thành tựu để đời. Chẳng hạn như xây dựng một kênh đào lớn. Hoàng đế bị mắc một loại bệnh lạ luôn cảm thấy khát nước; ông vẫn thấy khát và nóng sau khi uống nhiều nước.

Hoàng Đế xem bức tranh cảnh tuyết rơi thì thấy trong thân nhiệt lượng giảm đi nhiểu (Ảnh minh họa Pixabay).
Hoàng Đế xem bức tranh cảnh tuyết rơi thì thấy trong thân nhiệt lượng giảm đi nhiểu (Ảnh minh họa Pixabay).

Một vị thừa tướng đã vẽ hai bức tranh, một bức là cảnh rừng mận, bức kia là bức vẽ cảnh tuyết; để cho Hoàng đế có thể xem hàng ngày. Hoàng Đế xem bức tranh cảnh tuyết rơi; gió bắc gào thét, bầu trời đóng băng tuyết trắng; thì trong thân cảm thấy nhiệt lượng giảm đi rất nhiều.

Nhìn bức tranh cành cây trĩu quả mận xanh, miệng Hoàng đế tứa nước miếng, khi nghĩ đến vị chua chát của quả mận. Triệu chứng khát nước dường như thuyên giảm đi nhiều. Người xưa đã phát hiện ra cách chữa bách bệnh bằng màu vẽ.

Màu sắc dẫn đến rối loạn tâm thần

Theo báo cáo, thủ lĩnh của Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai là Hitler. Ông ta học vẽ từ khi còn nhỏ, nên biết rất rõ về màu sắc của nó.

Nhà tù được sơn với vòng tròn đỏ trên tường, tiếp theo vòng tròn màu xanh lá cây dương, tiếp theo vòng tròn màu đỏ dương…cứ như thế xen kẽ nhau. Đèn sợi đốt trong nhà tù tỏa sáng 24 giờ một ngày.

Những người tù Do Thái đã phát điên trong một thời gian ngắn. Màu sắc mạnh tạo ra kích thích lớn lên thần kinh con người. Dưới ánh sáng lâu ngày thần kinh bị kích thích liên tục. Nếu không giải tỏa được sẽ dẫn đến tinh thần mê muội, điên loạn.

Liệu pháp màu sắc

Có những nghiên cứu sử dụng liệu pháp màu sắc để điều trị trong y học hiện đại. Ví dụ, một nghiên cứu của Trường Điều dưỡng – Đại học Bang San Diego, California vào năm 1982 cho thấy rằng; ánh sáng xanh có thể làm giảm đáng kể cơn đau của phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp. Một nghiên cứu năm 1990 tại Hoa Kỳ cũng cho thấy rằng, đèn đỏ nhấp nháy có thể giảm đau nửa đầu nghiêm trọng trong vòng 1 giờ.

Bà Elena de Dionisi một nhà trị liệu màu sắc, tại Trung tâm Sức khỏe và Hòa hợp Florida cho biết, liệu pháp màu sắc cũng thường được sử dụng để điều trị chứng khó đọc; bệnh Alzheimer và chứng thiếu tập trung. Bà tin rằng thuốc của tương lai sẽ là sự kết hợp của màu sắc, âm thanh và ánh sáng.

Theo dữ liệu thực hành phương pháp màu sắc, trong quang phổ bảy màu của ánh sáng mặt trời thì:

  • Màu xanh lam giúp điều trị chứng mất ngủ và huyết áp cao.
  • Màu xanh lá cây giúp giảm căng thẳng thần kinh.
  • Màu vàng giúp điều trị táo bón và cải thiện sự tự tin.
  • Màu cam là tốt cho bệnh trầm cảm. Nó có hiệu quả trong điều trị các triệu chứng và bệnh hen suyễn.
  • Màu tím có thể giúp giảm nghiện và chứng đau nửa đầu.
  • Màu lục lam có thể giúp điều trị các vấn đề về khớp và giãn tĩnh mạch.
  • Màu đỏ được cho là giúp cải thiện tình trạng lười biếng và thiếu ham muốn tình dục.

Liệu pháp màu sắc đã là một nghề được đào tạo

Ngày nay, trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, liệu pháp màu sắc thường được kết hợp với các liệu pháp khác; để đạt được mục tiêu sức khỏe và điều trị tốt nhất cho con người. Chuyên gia trị liệu màu sắc đã là một nghề; và họ phải được Hiệp hội Màu sắc Quốc tế hoặc các tổ chức tương tự đào tạo để có bằng cấp trước khi có thể hành nghề.

Trong các lớp học yoga, nhiều giáo viên hướng dẫn yoga cũng đã bắt đầu sử dụng đèn màu. Họ cho phép đèn màu chiếu từ phía sau lưng học viên để nâng cao hiệu quả của việc tập luyện yoga.

Thậm chí, còn có một khách sạn có liệu pháp màu sắc ở trung tâm thủ đô Madrid của Tây Ban Nha; nó được gọi là “Seven Color Room Hotel”. Ý tưởng là sử dụng liệu pháp màu sắc, để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của khách du lịch.

Màu sắc trong cuộc sống

Màu sắc ngày nay được sử dụng rộng rãi trong các ngành thiết kế thương mại, và đóng gói sản phẩm. Ví dụ, logo của các hãng đồ ăn nhanh như McDonald’s, KFC… có màu đỏ và vàng. Sự kết hợp giữa màu đỏ và màu vàng đã hấp dẫn và kích thích vị giác của con người. Khiến những người muốn giảm cân sẽ không thể chịu được sự cám dỗ; sẽ tiếp tục rút hầu bao để mua đồ ăn.

Logo của các hãng đồ ăn nhanh thường sử dụng hai màu đỏ, vàng để kích thích vị giác của khách hàng. (Ảnh Pixabay)
Logo của các hãng đồ ăn nhanh thường sử dụng hai màu đỏ, vàng. (Ảnh Pixabay)

Logo của nhiều công ty như Dell và Facebook đều có màu xanh lam. Màu xanh lam thường mang đến cho người nhìn cảm giác bình tĩnh và thông thái. Do đó, các công ty kiến thức chuyên môn thường chọn màu xanh lam làm chủ đạo.

Màu đen thường mang đến cho người nhìn cảm giác bị thu hẹp. Đặt một chiếc ghế màu đen ở nhà dường như chiếm ít diện tích hơn. Tương tự với việc thân hình trông mảnh mai hơn trong trang phục màu đen.

Màu sắc khác nhau có thuộc tính khác nhau; và có tác dụng khác nhau đối với con người. Có thử nghiệm, cho người ở trong phòng màu ấm và phòng màu lạnh, không bật điều hòa, thì nhiệt độ cơ thể người chênh lệch khoảng ba độ. Tức là, con người sẽ cảm thấy lạnh trong một căn phòng màu lạnh và nóng trong một căn phòng màu ấm. Đây là ví dụ tác động của màu sắc đến tâm lý con người; màu sắc có liên quan mật thiết đến tâm lý con người.

Theo SOH

Mỹ Linh biên dịch

Xem thêm:

Mời xem video: