Sau 10 năm sống trong bể nuôi, không tiếp xúc với con đực; cá mập mẹ đã tự sinh một con cá mập con khỏe mạnh và cũng là con cái.
Nguồn tin từ báo VnExpress cho hay, tại thủy cung Cala Gonone, Sardinia, Italy, con cá mập Mustelus mustelus đã sinh một con cá mập con sau 10 năm sống chung bể với một con cái khác; hoàn toàn không tiếp xúc với con đực. Cá mập nhỏ cũng là con cái và được đặt tên là Ispera; trong tiếng Malta có nghĩa là hy vọng.
Mời quý độc giả xem video:
Theo Wikipedia, trinh sản hay còn gọi là trinh sinh là một hình thức sinh sản vô tính mà trứng không cần thụ tinh phát triển thành cá thể mới.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra có khoảng hơn 80 loài có xương sống gồm các động vật bò sát và cá mập… có hiện tượng trinh sản này. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên phát hiện ở cá mập Mustelus mustelus.
Ông Demian Chapman giám đốc chương trình bảo tồn cá mập và cá đuối tại Thủy cung và Phòng thí nghiệm Mote Marine Laborator, Mỹ, cho biết “Rất khó để phát hiện trinh sản ngoài môi trường hoang dã; chúng tôi chỉ thực sự biết về hiện tượng này qua những con vật nuôi nhốt”.
Hiện tượng trinh sản xuất hiện nhiều ở các loài cá mập. Có khoảng 15 loài cá mập được ghi nhận có hiện tượng trinh sản. Nó xảy ra ở cá mập đẻ trứng và cá mập đẻ con.
Trong các thủy cung, việc con cái sống tách biệt khỏi con đực hoặc sống cô lập kéo dài có thể kích hoạt phản ứng tự nhiên này.
Có hai hình thức trinh sản là automixis và apomixis. Automixis là gene của mẹ được xáo trộn nhẹ để tạo ra con non tương tự mẹ; nhưng không phải bản sao chính xác. Hình thức apomixis là bản sao chính xác nhưng thường xuất hiện ở thực vật.
Trinh sản về cơ bản là giao phối cận huyết nên thông thường con non chào đời bị giảm khả năng sống sót. Nếu sống sót thì con non vẫn có cuộc sống bình thường; chúng cũng có khả năng trinh sản.
Hiện tại Ispera vẫn có sức khỏe tốt. Chú được dự đoán là sẽ có một cuộc sống bình thường trong điều kiện nuôi nhốt.
Có thể bạn quan tâm: “Một chân đã bước vào quan tài”, kịp gặp được Đại Pháp độ nhân