Con người không có ai hoàn hảo, thậm chí những khiếm khuyết chính là thứ giúp ta mạnh mẽ hơn. Có những người đã thành công mặc dù bị mất thị lực hoặc khiếm thính, bại liệt… Họ giúp cả thế giới hiểu rằng “Bầu trời là giới hạn cho những ai tin vào chính mình”.

Đã bao lần chúng ta cố gắng đổ lỗi cho tất cả mọi người về những khiếm khuyết của bản thân; trong khi thực tế chúng ta không đủ can đảm để đối mặt. Bạn không nhất thiết phải trở nên hoàn hảo và hoàn thành mục tiêu bằng mọi cách, những gì cần thay đổi là: Làm chủ bản thân, khắc phục những điểm yếu.

Ludwig van Beethoven, Albert Einstein, Miguel de Cervantes Saavedra… là những cái tên nổi tiếng được nhiều người biết đến. Nhưng để có được sự nổi tiếng ấy họ đã phải đối mặt với nhiều thử thách. Những nhược điểm mang trên thân thể chỉ khiến họ ý chí hơn, đột phá nhiều hơn. Và họ đã thành công vượt cả những người bình thường lành lặn, họ để lại cho đời bài học lớn.

1- Marlee Matlin

Marlee Beth Matlin (sinh ngày 24 tháng 8 năm 1965) là một nữ diễn viên khiếm khuyết (khiếm thính) của điện ảnh Hoa Kỳ. Ngay ở bộ phim đầu tiên cô tham gia, Children of a Lesser God, Matlin đã giành Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất và Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất - Phim chính kịch. Tính cho đến năm 2009, cô vẫn là nữ diễn viên trẻ nhất và là người khiếm thính duy nhất từng chiến thắng ở hạng mục Vai nữ chính của giải Oscar.

Bị điếc từ khi mới một tuổi rưỡi; Marlee lớn lên và khẳng định rằng: Điều duy nhất tôi không thể làm được là nghe.

Khi còn nhỏ, bỏ qua lời khuyên của các bác sĩ, cha mẹ đã gửi cô đến một trường công lập (thay vì trường dành cho người khiếm thính). Với sự giúp đỡ của các chương trình đặc biệt, sau một thời gian Marlee đã thích nghi được.

Việc tự thích nghi trong cộng đồng những người lành lặn đã giúp cô vượt qua giới hạn bản thân; và trở thành nữ diễn viên khiếm thính đầu tiên và duy nhất nhận được giải thưởng của Viện hàn lâm.

Marlee nói: Tôi làm việc mỗi ngày; để giúp mọi người hiểu được những người khiếm thính như tôi. Như cha mẹ tôi đã chia sẻ: Những người khiếm thính không chỉ đáng được tôn trọng; mà họ còn đáng được lắng nghe.

2- Ludwig van Beethoven

Ludwig van Beethoven là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông được coi là Người dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Khiếm khuyết về thính giác không ngăn được ông tiếp tục sáng tác âm nhạc.

Năm 26 tuổi, Beethoven bắt đầu mất thính giác. Nhưng hoàn cảnh không ngăn được ông sáng tác âm nhạc. Khi gần như không còn thính giác, ông đã viết “Bản tình ca ánh trăng” trong điều kiện bị điếc hoàn toàn.

Nhờ tài năng và ý chí mạnh mẽ, ông đã học cách lắng nghe âm nhạc bên trong mình. Khi viết xong “Giao hưởng số 9”, ông đã tự mình chỉ huy buổi hòa nhạc.

Sau màn trình diễn thành công, ông đã khóc. Beethoven nói: Không có rào cản nào với một người có tài năng và tình yêu đối với công việc.

3- Frida Kahlo

Frida Kahlo de Rivera là một họa sĩ người Mexico, người đã vẽ nhiều bức chân dung, chân dung tự họa và các tác phẩm lấy cảm hứng từ thiên nhiên và các hiện vật của Mexico. Tuy có khiếm khuyết về chân cô vẫn không ngừng sáng tác những bức tranh giá trị.

Frida Kahlo là một nghệ sĩ Mexico nổi tiếng, người đã trở nên nổi tiếng nhờ những bức tranh đặc sắc của mình.

Năm 6 tuổi, cô bị bệnh bại liệt nặng, khiến một bên chân của cô nhỏ hơn chân kia. Đó là lúc ý chí sắt đá của cô bắt đầu hình thành. Để thoát khỏi sự chế giễu từ những người bạn cùng lứa, những người đã trêu chọc cô bằng cái tên ‘chân dài Frida’, cô gái đã tham gia khiêu vũ, bóng đá, bơi lội và đấm bốc.

Rồi Frida đã gặp một tai nạn xe hơi khi đang thì thiếu nữ. Vụ tai nạn làm cô bị chấn thương nặng và đau dữ dội ở cột sống cho đến cuối đời. Trong vài tháng, cô không thể rời khỏi giường, thời gian này cô liên tục vẽ, chủ yếu là chân dung tự họa. Hiện các tác phẩm của Frida Kahlo được bán với giá hàng triệu đô la.

4- Stephen Hawking

Stephen William Hawking là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức người Anh, nguyên Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge. Ông có khiếm khuyết về cơ, và còn bị mất khả năng nói.

Khi còn là sinh viên, Stephen Hawking bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh xơ cứng teo cơ một bên. Căn bệnh này tiến triển nặng, vài năm sau ông bị liệt hoàn toàn.

Sau một cuộc phẫu thuật cổ họng, ông mất khả năng nói. Điều này không ngăn cản ông kết hôn hai lần, nuôi dạy ba đứa con.

Trở thành một trong những nhà khoa học lỗi lạc nhất trong thời đại của chúng ta. Giờ đây, ông là một trong những nhà vật lý (lý thuyết đương đại) có ảnh hưởng trên thế giới.

Theo ông có được thành công, phần lớn nhờ vào căn bệnh của mình: Trước đây, cuộc sống dường như tẻ nhạt. Bây giờ tôi chắc chắn hạnh phúc hơn. Căn bệnh đến sớm khiến tôi nhận ra rằng cuộc đời thật đáng sống. Rất nhiều việc có thể làm được; mọi người đều làm được nhiều hơn mình nghĩ!

5- Ray Charles

Ray Charles Robinson là một nghệ sĩ, ca sĩ người Mỹ. Ông có khiếm khuyết về mắt từ năm 7 tuổi.

Ray Charles là một nhạc sĩ huyền thoại của Mỹ, người đã nhận được 12 giải Grammy.
Khi còn là một đứa trẻ, ông bắt đầu bị mất thị lực. Ông bị mù hoàn toàn năm 7 tuổi.

Năm Ray 15 tuổi, mẹ ông qua đời. Chàng trai trẻ không thể ngủ, không ăn, không nói trong nhiều ngày; ông nghĩ rằng mình sẽ phát điên. Thoát khỏi trầm cảm, ông nhận ra rằng: Khi đã trải qua bi kịch, thì bất cứ điều gì ông cũng có thể tự giải quyết được.

Năm 17 tuổi, ông bắt đầu thu âm những đĩa đơn soul, jazz và blues đầu tiên của mình. Ngày nay, nhiều người coi Ray Charles là một huyền thoại.

Các tác phẩm của ông thậm chí còn được đưa vào Thư viện Quốc hội Mỹ. Năm 2004, sau khi ông qua đời, tạp chí Rolling Stone đã ghi tên Ray Charles vào vị trí thứ 10 trong top 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại.

6- Helen Keller

Helen Adams Keller là nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ. Bà là người khiếm khuyết về mắt và tai đầu tiên giành học vị Cử nhân Nghệ thuật. Bà được tạp chí Time xếp vào danh sách 100 nhân vật tiêu biểu của thế kỷ 20.

Năm một tuổi rưỡi cô bị ốm, sau lần đó đó Helen Keller bị mất cả thị giác và thính giác. Khi lớn lên, điều đó không làm cô suy sụp tinh thần, Helen nhận ra ước mơ của mình là trở thành nhà văn.

Một số cuốn sách và hơn 400 bài báo đã được xuất bản dưới tên cô. Cô trở thành người khiếm thính đầu tiên nhận bằng Cử nhân Nghệ thuật. Ngoài ra, Keller còn tích cực tham gia chính trị, đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ và người lao động.

Helen Keller đạt được thành công nhờ tính cách mạnh mẽ và ham học hỏi. Cô thường nói: Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại, thì sẽ có một cánh cửa hạnh phúc khác mở ra. Nhưng chúng ta thường nhìn vào cánh cửa đã đóng quá lâu; mà không thấy được cánh cửa khác mở ra cho chúng ta.

7- Albert Einstein

Albert Einstein là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại. Hồi nhỏ ông bị mắc chứng khó đọc.

Khi Einstein còn nhỏ, rất khó để cho rằng ông sẽ thành công trong cuộc sống. Einstein đã không nói cho đến khi ba tuổi, ông bị tự kỷ và mắc chứng khó đọc.

Ở trường trung học, ông thường xuyên trốn học, đó là lý do tại sao ông không tốt nghiệp. Để cho cha mẹ thấy rằng mình xứng đáng, Einstein đã tự mình chuẩn bị một bài kiểm tra tiếng Anh. Khi làm bài kiểm tra lần thứ hai, ông đã giành được một suất vào trường Bách khoa ở Zurich.

Albert Einstein đã nói: Mọi người đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng trèo cây của nó, thì nó sẽ dành cả đời để tin rằng nó thật ngu ngốc.

8- Nick Vujicic

Nicholas James "Nick" Vujicic là một người truyền bá Phúc Âm và nhà diễn thuyết truyền động lực người Úc gốc Serbia, khi được sinh ra đã khiếm khuyết tứ chi. Nick bị hội chứng tetra-amelia bẩm sinh, một loại rối loạn hiếm gặp, gây ra sự thiếu vắng cả bốn chi.

“Tôi không cần tay và chân; tôi chỉ cần Ngài”. Cương lĩnh này đã giúp Nick trở thành một trong những diễn giả động lực nổi tiếng nhất, nhận được bằng kinh tế, kết hôn và có hai con.

Nick Vujicic thừa hưởng ý chí kiên cường từ mẹ. Trong một cuốn sách của mình, Nick đã kể về cách mà những lời nói của bà đã tạo nên âm hưởng cho cả cuộc đời: Nicholas! Con cần chơi với những đứa trẻ bình thường vì con bình thường. Con chỉ còn thiếu một chút mảnh ghép, vậy thôi.

Anh đã viết sách, hát, lướt sóng và chơi gôn. Anh đi khắp thế giới với những bài giảng của mình để giúp những người trẻ tuổi tìm ra lý do sống, nhận thức và phát triển khả năng và tài năng của mình.