Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang mất dần vị thế “công xưởng của Thế giới” trong vài năm tới; nguyên nhân là do sự biến động lớn về thị trường lao động ở quốc gia này.

The Epoch Times đưa tin; thị trường lao động Trung Quốc đang trải qua những thay đổi lớn về cấu trúc; đó là sự già hoá dân số làm giảm lực lượng lao động; chi phí lao động tăng cao, gây áp lực cho nhà tuyển dụng; thêm nữa là những lao động trẻ không muốn làm việc trong các nhà máy. Ngoài ra, các nhà máy, công xưởng quốc tế đang dần chuyển bộ máy sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á và những nơi khác.

Trung Quốc sẽ mất vị thế “công xưởng của thế giới” do tình trạng già hoá dân số

Theo điều tra dân số của chính quyền Trung Quốc, số người trong độ tuổi lao động hiện đang giảm. Cụ thể, 63% dân số là những người trong độ tuổi 15 đến 59, giảm 7% so với thập niên trước; những người từ 60 tuổi trở lên lại chiếm 18% dân số (tăng 5% so với thập niên trước đó).

Ông Ren Zeping, nhà kinh tế tại Soochow Securities nói rằng; kết quả điều tra cho thấy; dân số Trung Quốc đang già hóa với tốc độ và quy mô chưa từng có; điều này sẽ làm tăng nguy cơ mất vị thế “công xưởng của thế giới” của quốc gia này. Những người sinh từ năm 1962 đến 1976 đang là lực lượng lao động chính trong các nhà máy. Tuy nhiên, nhóm tuổi đó sẽ nghỉ hưu trong tương lai gần.

Theo báo cáo điều tra lao động di cư của Cục Thống kê Trung Quốc. Năm 2020, Trung Quốc có khoảng 286 triệu lao động di cư, ít hơn 5 triệu so với năm trước. Dữ liệu thống kê cũng cho thấy; từ năm 2008 đến 2018, số lượng lao động di cư của Trung Quốc đã giảm với tốc độ trung bình 2,8%/năm.

Ông Ren cho biết; trong 5 năm tới, Trung Quốc không chỉ đối mặt với các vấn đề như già hoá dân số; ít trẻ em hơn trong mỗi hộ gia đình và những thanh niên ế vợ. Quốc gia này còn phải đối mặt với [tỷ lệ] tăng trưởng dân số âm. Đây là những mối nguy hiểm lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc.

Sự sụt giảm lực lượng lao động sẽ trực tiếp ảnh hưởng vị thế của Trung Quốc với tư cách là “công xưởng của thế giới” – Ren nhấn mạnh.

Chi phí lao động tăng cao, áp lực cho nhà tuyển dụng

Sự sụt giảm lực lượng lao động dẫn đến thay đổi trực tiếp đến quy luật cung – cầu; dẫn đến việc tăng lương cho nhân viên là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, trong những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc đã in nhiều tiền giấy hơn, làm gia tăng lạm phát; dẫn đến, chi phí sinh hoạt như quần áo, thực phẩm, nhà ở và giao thông cũng tăng cao. Hệ quả là làm chi phí lao động cũng tăng lên một cách tự nhiên.

Theo dữ liệu do Cục Thống kê Trung Quốc công bố ngày 30/4/2021; mức lương cho mỗi lao động di cư trong lĩnh vực sản xuất là khoảng 637 USD/tháng vào năm 2020; tăng 21,50 USD (tương ứng 3,5%) so với năm trước. Trước đó, vào năm 2006, thu nhập bình quân của người lao động di cư là 150 đô la/tháng. Như vậy, trong 15 năm, mức lương cho người lao động đã tăng gấp 4 lần.

Wang Jinqiu, giám đốc điều hành một công ty tại Thượng Hải, nói với The Epoch Times rằng; chi phí lao động cao là một khoản chi lớn cho các doanh nhân Trung Quốc. Người sử dụng lao động cũng được yêu cầu đóng phí bảo hiểm và lương hưu thiết yếu cho người lao động; khoản này chiếm khoảng một phần ba tiền lương của họ. Ví dụ, đối với một công nhân kiếm được 777 đô la/tháng, chủ lao động phải trả khoảng 200 đô các khoản phí khác nhau cho hệ thống an sinh xã hội. Điều này làm cho các chủ doanh nghiệp phải chi thêm một khoản rất tốn kém.

Giới trẻ không thích làm việc trong nhà máy – thiếu nhân lực cho “công xưởng của thế giới”

Một thực tế khác ảnh hưởng đến thị trường lao động Trung Quốc; là những lao động trẻ ngày nay không thích làm việc trong các nhà máy.

Lí do của tình trạng trên là hầu hết những thanh niên ngày nay đều là con một trong gia đình. Nhiều người có trình độ học vấn cao và không muốn làm công nhân. Ngay cả những người ở khu vực nông thôn cũng không sẵn sàng rời quê hương để kiếm việc ở đô thị – nơi mà thời gian làm việc gò bó, tình trạng an ninh kém và môi trường ô nhiễm.

Tờ tạp chí Caijing đưa tin rằng; các ngành sản xuất đang mất đi sức hấp dẫn đối với những người trẻ tuổi. Ngày càng có nhiều người trẻ thích làm việc ở quê nhà trong các ngành dịch vụ mới nổi như giao đồ ăn, lái taxi, shipper và bán hàng online. Những công việc này mang lại sự linh hoạt và thu nhập nhanh cho họ.

Tờ Caijing còn cho biết; năm 2020, chỉ có 170 triệu lao động đã rời khỏi quê hương, ít hơn 5 triệu so với năm trước. Chiết Giang, Giang Tô, Quảng Đông và các tỉnh sản xuất lớn khác, từng có một lượng lớn lao động bên ngoài, hiện đang phải đối mặt với khó khăn tuyển dụng và thiếu lao động.

Dong Sheng, chủ sở hữu của Guangzhou Renyi Labor Dispatch Co, nói với Caijing rằng; vào năm 2006, thông qua dịch vụ điều phối lao động, các công ty có thể tìm được số lao động theo ý muốn. Tuy nhiên, từ năm 2019, việc tìm kiếm công nhân đã trở nên khó khăn hơn; năm 2020, có hơn 200 người được thuê mỗi ngày, nhưng đến cuối tháng 4 năm nay, con số đó đã giảm xuống còn khoảng 70 người.

Truyền thông Trung Quốc từng đưa tin; để tuyển dụng công nhân lành nghề, các nhà tuyển dụng ở Quảng Châu phải cầm biển báo và xếp hàng trên phố để chờ công nhân đến gặp họ. Đây được coi là một hành động bất thường của các chủ doanh nghiệp.

Như vậy, sự thiếu hụt lao động lại càng gia tăng sự mất vị thế “công xưởng của thế giới” của Trung Quốc.

Thị trường lao động quốc tế chuyển dịch sang Đông Nam Á và những nơi khác

Trong vài năm qua, các công ty nước ngoài đã rời “công xưởng của Thế giới” và chuyển nhà máy sang Đông Nam Á và một số quốc gia khác. Ví dụ, Panasonic sẽ đóng cửa nhà máy pin khô ở Thượng Hải và chuyển một số công việc sang. Sony đã chuyển nhà máy sản xuất điện thoại thông minh từ Bắc Kinh sang Thái Lan. Apple đang chuyển 8 nhà máy đúc từ Trung Quốc sang Ấn Độ. Samsung đã đóng cửa các nhà máy sản xuất điện thoại, máy tính và TV ở Trung Quốc và chuyển đến Việt Nam. Trước đó, Nike, Adidas, Uniqlo, Muji và các thương hiệu quốc tế khác đã chuyển nhà máy của họ sang Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Bangladesh và những nơi khác.

Theo tờ Caijing, chủ tịch của một doanh nghiệp ở Chiết Giang đã đến Uzbekistan vào năm 2019 để điều tra môi trường đầu tư cho ngành sản xuất. Ông thấy rằng; ở Uzbekistan, ông có thể được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, nhà máy, thuế và các lĩnh vực khác; ngoài ra mức lương cho mỗi nhân viên địa phương là khoảng 155 đô la/tháng; họ cũng rất có khả năng và có thể làm thêm giờ mỗi ngày.

Trong kinh tế học, khi lực lượng lao động dư thừa của một quốc gia biến mất; khiến tiền lương tăng cao, nó được gọi là “bước ngoặt Lewis”. Nhiều công ty nước ngoài đã phát hiện ra điều này ở Trung Quốc và đang nhanh chóng di dời các cơ sở sản xuất của họ.

Công ty Chứng khoán Daiwa của Nhật Bản dự đoán Trung Quốc sẽ mất vị thế “công xưởng của thế giới” vào năm 2022.

Zhang Jinglun, một nhà nghiên cứu về tài chính, kinh doanh và kinh tế tại Hoa Kỳ, nói với The Epoch Times rằng; môi trường kinh tế tồi tệ và sự di cư hàng loạt của các nhà máy sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp; ngoài ra, lực lượng lao động thu hẹp và một xã hội già hóa cũng sẽ đè nặng lên nền kinh tế. Điều này sẽ tạo ra một chu kỳ luẩn quẩn.

Từ Khóa: